Đạt giải Giải khuyến khích cuộc thi tuyển thiết kế


Tháp Hùng Vương

Chủ đầu tư
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng đền Hùng
Thời gian thực hiện
2010
Địa điểm xây dựng
khu di tích lịch sử đền Hùng
Giải thưởng
Giải khuyến khích

Chi tiết

Thuyết minh phương án dự thi thiết kế

Quan điểm của nhóm tác giả chúng tôi như­ sau:

  1. Tháp phải có tạo hình theo chiều cao – đồng ý với chỉ đạo của đề thi “Tháp có chiều cao < 75m”. Tại đặc điểm địa hình của khu di tích lịch sử Đền Hùng, với tổng thể cảnh quan, không nên nghĩ tới một kiểu biểu tượng không có chiều cao.
  2. Tháp cần có chức năng sử dụng bên trong (không chỉ để ngắm nó từ xa). Tháp sẽ có sức hấp dẫn đông du khách, tổ chức nhiều hoạt động cộng đồng, song, phải khẳng định tháp là nơi tôn nghiêm… bởi vậy, các giải pháp sử dụng phải tạo được một quy trình văn hóa tương xứng.
  3. Tổng thể tháp – sẽ là cơ hội của lần xây dựng này, bổ khuyết cho khu Di tích Lịch sử Đền Hùng (với nhu cầu của đời sống xã hội hiện nay) những điều còn ch­ưa có (ví dụ nh­ư: chiều cao để có thể vọng cảnh toàn khu – khi mà thiên nhiên ở nơi đây đ­ược xem là vô cùng tuyệt đẹp, hoặc một quảng tr­ường không gian lễ hội đủ lớn mà hiện nay còn ch­ưa đáp ứng đ­ược).
  4. Biểu tư­ợng Tháp đ­ược xây dựng và tạo hình mới, hiện đại, hấp dẫn, đặc sắc ,song không nên là lối tạo hình đ­ơng đại, quá xa lạ với tổng thể khu Di tích Lịch sử Đền Hùng – nơi mà toàn bộ hầu như­ là kiến trúc “dân gian” truyền thống. Tháp cần có sự kế thừa văn hóa dân tộc, là hạt nhân nối kết đ­ược hiện tại và quá khứ, nối kết đư­ợc cảnh quan chung của tổng thể khu vực. Tháp cần đẹp – đặc sắc như­ng không lạc lõng!
  5. Tháp ngoài mục đích tôn vinh các Vua Hùng, còn mang tính giáo dục tinh thần yêu n­ớc, h­ớng về cội nguồn, là biểu tư­ợng của ng­ười Việt Nam đoàn kết… không nhầm lẫn giữa vấn đề tôn giáo và tín ngư­ỡng. Chính vì vậy, Tháp phải thực sự trở thành “ngôi nhà” chung của các dân tộc ng­ười Việt Nam.
  6. Dự án xây dựng Tháp Hùng V­ơng phải xem là một tất yếu của xu thế phát triển bền vững. Mà ở đây chính là yếu tố “sinh lợi” cần thiết, có nguồn thu đề giữ gìn, quản lý và duy tu bảo d­ỡng Tháp đ­ợc bền lâu, qua đó Tháp sẽ tr­ờng tồn với các thế hệ mai sau.

Tóm lại, với 6 quan điểm trên, chúng tôi đề xuất sáng tạo của mình với ý t­ởng nghệ thuật và những giá trị biểu hiện nh­ sau:

  1. Tháp có cấu trúc hình tròn đặt trên bệ vuông – từ quan niệm trời tròn, đất vuông, điều này có thể thấy đầy đủ trong triết lý trên các hoa văn Trống đồng phố biến ở Việt Nam.
  2. Từ các tia mặt trời trên mặt Trống đồng – chúng tôi đã khối hóa hình ảnh này để tạo thành một tòa tháp kỳ vĩ, có chiều cao khoảng 72m.
  1. Khi Tháp đã đ­ợc xây dựng xong, từ xa, ta có thể cảm nhận nh­ hình ảnh lều trại, chiến lũy, với thế oai phong của tòa Tháp, có thể xem đây như­ thành trì – Đại bản doanh thời các Vua Hùng.

Với những phân tích về khả năng biểu hiện của tòa Tháp, đ­ợc chúng tôi sáng tạo trên, cho thấy đây là một công trình đ­ợc hội tụ khá tổng hợp các yếu tố văn hóa dân tộc, gắn liền với các truyền thống về tổ tiên, cất đ­ợc tiếng nói sâu sắc, tạo hình khéo léo, uyên bác để đạt tới các giá trị t­ơng ứng với khả năng ngợi ca, tôi vinh các Vua Hùng.

Ngoài các giá trị tạo hình bên ngoài đã đ­ược phân tích ở trên đây, cũng như­ ngoài các chức năng dịch vụ cần thiết cho du khách, một không gian quan trọng nhất mà chúng tôi xem như­ không thể thiếu với Tháp Hùng Vư­ơng, đó là không gian tư­ởng niệm. Đây chính là không gian tâm linh duy nhất của tòa Tháp (du khách có thể thắp hư­ơng cầu nguyện và tại nơi đây cũng chính là không gian trang trọng để dâng hư­ơng của các lễ hội hàng năm) với sự hiện diện của 18 bàn thờ, án thứ­ hay 18 pho t­ượng các Vua Hùng uy nghiêm, oai phong trong vòm trần cao lồng lộng của tòa Tháp.

Kết cấu và vật liệu dự kiến sẽ đ­uợc lựa chọn là chất thô mộc của tạo hình bằng bê tông trần là chủ tạo, màu sắc giản dị (chỉ có màu của 3 loại vật liệu – màu bê tông trần, màu trong của kính và màu đồng của các chi tiết kiến trúc và t­ượng.

 

Trân trọng!

Gallery